Nhìn sâu vào cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch

Cau_tao_cua_kim_luon_tinh_mach

Nhìn sâu vào cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch

Cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch có gì đặc biệt? Hãy cùng đến với những chia sẻ chi tiết qua những thông tin ngay sau đây.

Giới thiệu kim luồn tĩnh mạch

Cau_tao_cua_kim_luon_tinh_mach

Kim luồn tĩnh mạch là một công cụ y tế phổ biến, được sử dụng để tránh tình trạng lệch vỡ của tĩnh mạch trong quá trình truyền nước, dung dịch hoặc thuốc vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Sau khi được đặt vào tĩnh mạch một cách chính xác, kim sẽ được rút ra bởi nhân viên y tế, nhưng ống nhựa mềm vẫn tiếp tục giữ vị trí trong tĩnh mạch. Điều này cho phép bệnh nhân di chuyển tự do mà không gặp đau đớn và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn một cách đáng kể.

Cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch

Cau_tao_cua_kim_luon_tinh_mach

Trên thực tế, cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch bao gồm một số thành phần sau đây: 

  • Nút chặn ngón tay cái được thiết kế đặc biệt nhằm mục đích ngăn ngừa bất kỳ sự mất ổn định nào có thể phát sinh trong quá trình chèn kim.
  • Kim thép không gỉ được silicon hóa và mài sắc ba mặt, giúp thao tác tiêm tĩnh mạch diễn ra trơn tru và không gây đau đớn cho người bệnh.
  • Ống thông được sản xuất bằng PTFE chống xoắn và tương thích sinh học với cơ thể người bệnh. Đặc điểm bề mặt bên trong và bên ngoài ống thông cực mịn, đảm bảo cho việc tiêm tĩnh mạch dễ dàng với chấn thương tối thiểu.
  • Đầu ống thông gọn nhẹ, thẳng hàng với góc xiên của kim, mang lại sự chuyển tiếp suôn sẻ từ kim sáng ống thông.
  • Cấu tạo ống thông sẵn có các đường cản sóng vô tuyến.

Ý nghĩa và vai trò kim luồn tĩnh mạch

Cau_tao_cua_kim_luon_tinh_mach

Với đặc điểm cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch như vậy, có thể đề cập một số vai trò và ý nghĩa của dụng cụ như sau:

  • Giúp dẫn truyền nước, dịch, thuốc,…. thay cho các phương pháp kim tiêm, kim cánh bướm,….
  • Hạn chế tình trạng bị lệch ven hoặc vỡ ven trong một số phương pháp và thao tác khác.
  • Bệnh nhân vẫn có thể dễ dàng vận động, di chuyển sau khi chèn kim luồn tĩnh mạch thành công.
  • Giảm tối đa cảm giác đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình truyền thuốc, dịch….
  • Giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn tại điểm tiêm.
  • Có ý nghĩa lớn trong việc điều trị lâu dài khi phải thường xuyên tiêm, truyền lặp lại.

Thận trọng sử dụng kim luồn tĩnh mạch

Cau_tao_cua_kim_luon_tinh_mach

Dù mang ý nghĩa và vai trò khá quan trọng nhưng việc sử dụng kim luồn tĩnh mạch cần chú ý một số điểm sau đây:

  • Không được luồn lại nòng kim vào ống sau khi kim đã được rút ra (dù chỉ một phần hay toàn bộ kim).
  • Nối ống với dây truyền dịch đã thải hết khí.
  • Phải bỏ kim vào đúng nơi hủy quy định, không vứt bừa bãi.
  • Phải cố định phần cánh và đốc ống để tránh sự dịch chuyển, tránh phát sinh tình trạng đứt gãy hoặc xuất hiện các vết thương hở.
  • Khi thêm thuốc, dịch,…. thì mở nắp van rồi dùng bơm tiêm (không có đầu kim) để đưa thuốc vào rồi đóng nút van lại cẩn thận.
  • Cần phải chú ý kiểm tra, theo dõi quá trình truyền thuốc, dịch,… theo quy định để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

Tóm lại, chính đặc điểm cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch và cơ chế hoạt động như đã chia sẻ khiến cho quá trình sử dụng chúng phải thật sự thận trọng và đòi hỏi thao tác đúng.

Back To Top